Quality assurance system in the quality assurance activities of the education institution

HUỲNH KHẢ TÚ
International University – VNU-HCM
Vietnam


NGUYỄN THANH VƯƠNG
International Education Institute – VNU-HCM
Vietnam

Trong những năm gần đây, công tác bảo đảm chất lượng (BĐCL) được quan tâm rõ nét, trở thành một trong những mục tiêu chiến lược của các cơ sở giáo dục (CSGD) tại Việt Nam. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018 đã chính thức đưa ra những quy định rõ ràng liên quan đến công tác BĐCL giáo dục mà các CSGD cần nghiêm túc thực hiện. Một trong những quy định mà các CSGD quan tâm chính là việc xem xét trao quyền tự chủ đối với CSGD chỉ được thực hiện khi CSGD đạt được chuẩn kiểm định/đánh giá. Khi vấn đề tự chủ đã và đang trở thành xu thế hiện nay trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, thì yêu cầu này trở thành mối quan tâm và cũng là mục tiêu của các CSGD. Để CSGD có thể đạt được chuẩn đánh giá/kiểm định, việc BĐCL về mặt hệ thống đóng vai trò rất quan trọng. Chất lượng toàn diện là sự liên kết tổng thể và mang tính hệ thống. Nếu chất lượng tồn tại ở mọi nơi tuy nhiên rời rạc, thì mục tiêu đạt được chất lượng của CSGD là điều khó thực hiện. Bài viết trình bày việc BĐCL về hệ thống trong hoạt động BĐCL của CSGD thông qua trình bày, phân tích và mô tả yêu cầu đối với 05 thành phần liên quan bao gồm: hệ thống BĐCL bên trong, hệ thống BĐCL bên ngoài, đánh giá hoạt động BĐCL, quản lý thông tin và nâng cao chất lượng. Những giải pháp, đề xuất nhằm duy trì và cải tiến tương ứng với từng thành phần cũng được trình bày cụ thể.

In recent years, Quality Assurance (QA) has been become one of the most remarkable fields and the strategic goals of education institutions as well. The updated version of the Education Law 2018 has officially set the requirements related to QA clearly, and accordingly, education institutions must be strictly followed. One of the regulations that the education institutions are interested in is the consideration of giving the autonomy to an education institution if the institution has been accredited/ assessed by prestigious accreditation organizations. When the autonomy mechanism has become the current trend of education and training field, this requirement has been a concern and the goal of education institutions. In order to meet the assessment/accreditation standards, the QA system is crucial to education institutions. Total quality is an overall and systemic association. If quality exists but unconnected, achieving the assessment/ accreditation is an unattainable goal to education institutions. The paper presents the QA system in the QA activities of the education institution by displaying contents, analysis and description of requirements for 05 related components including: internal QA system, external QA system, IQA and EQA Assessment, information management and quality enhancement. The suggested solutions for maintaining and improving corresponding components are also specifically presented in the article.